ĐO LƯỜNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU VÀ CÁCH TĂNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU


Nhận diện thương hiệu (brand identity) là một khía cạnh quan trọng trong chiến lược marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, bạn có thực sự hiểu rõ nhận diện thương hiệu là gì và doanh nghiệp của bạn đang đứng ở đâu trong thang đo nhận diện thương hiệu hay không? Cùng Vector tìm hiểu về nhận diện thương hiệu và các thang đo mức độ nhận diện thương hiệu nhé!

Nhận diện thương hiệu là gì?

Định nghĩa nhận diện thương hiệu và mức độ nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu (Brand Identity) là tập hợp các yếu tố và đặc điểm riêng biệt của một thương hiệu, giúp nó phát triển sự nhận biết và tạo dấu ấn riêng biệt trong tâm trí của khách hàng.

Mức độ nhận thức về thương hiệu đề cập đến mức độ quen thuộc của người tiêu dùng với một thương hiệu cụ thể. Nó được đo bằng mức độ người tiêu dùng có thể nhận ra logo, tên, sản phẩm và các tài sản khác của thương hiệu đó.

Các yếu tố cấu thành nhận diện thương hiệu

  • Logo và biểu trưng: Đây là hình ảnh biểu tượng đại diện cho thương hiệu của bạn. Logo thường đi kèm với màu sắc và hình dạng đặc trưng, giúp người tiêu dùng nhận ra và ghi nhớ nhanh chóng.
  • Màu sắc và font chữ: Sự kết hợp màu sắc và loại font chữ sử dụng trong trang trí, quảng cáo, và trên sản phẩm của bạn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thương hiệu.
  • Slogan và thông điệp thương hiệu: Slogan là câu nói ngắn gọn thể hiện giá trị cốt lõi của thương hiệu. Thông điệp thương hiệu là cách bạn muốn truyền tải thông điệp đó đến khách hàng.
  • Giá trị, văn hóa, và tâm hồn thương hiệu: Những yếu tố này xác định những giá trị và tình cảm mà thương hiệu của bạn muốn truyền tải. Đây có thể là cam kết về chất lượng, sáng tạo, hoặc thậm chí là tương tác xã hội.

Các thang đo trong mức độ nhận diện thương hiệu

Tầng 1: No awareness – Hoàn toàn không nhận biết

Ở cấp độ này, khách hàng hoàn toàn không có bất kỳ nhận biết nào đối với thương hiệu khi được hỏi, dù được trợ giúp bằng cách cho xem thương hiệu để nhắc nhớ. Mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu trong trường hợp này là bằng 0.

Tầng 2: Recognition – Nhận biết khi được nhắc nhở

Để đo lường mức độ nhận biết thương hiệu cấp này, người ta sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu như: Phỏng vấn qua điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp. Người được phỏng vấn sẽ được nhắc nhở bằng cách cho xem một danh sách các thương hiệu trong cùng một nhóm sản phẩm (Show card). Sau đó sẽ trả lời xem mình nhận ra được những thương hiệu nào. Ở tầng này, bắt đầu xuất hiện sự liên hệ giữa thương hiệu và sản phẩm cho biết trước nhóm sản phẩm của thương hiệu. Tuy nhiên mối liên hệ này còn rất yếu.

Tầng 3: Recall – Nhận biết không cần nhắc nhở

Ở cấp độ này, đáp viên sẽ tự mình nêu tên mà không cần xem danh sách các thương hiệu như ở cấp độ 2. Mức độ nhận biết thương hiệu ở tầng này đạt được là nhờ vào chiến lược ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU hiệu quả. Số thương hiệu được khách hàng liệt kê được thường ít hơn nhiều so với khi được nhắc nhở, vì chỉ những thương hiệu có tên trong BẢNG XẾP HẠNG của não mới được họ nhớ.

Tầng 4: Top of mind – Đứng đầu trong tâm trí khách hàng

Đây là tầng cao nhất trong THÁP NHẬN BIẾT. Người trả lời nêu tên thương hiệu trước nhất khi được hỏi về nhóm sản phẩm. Trong trường hợp này thương hiệu đã chiếm vị trí đặc biệt trong trí nhớ của khách hàng. Thương hiệu nằm ở vị trí hạng nhất trong tâm trí khách hàng ở 1 lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khoảng cách giữa thương hiệu hạng nhất và thương hiệu hạng nhì là không lớn. Ví dụ Coca-Cola và Pepsi.

Một số tips xây dựng thương hiệu hiệu quả

Có chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp

Việc xuất hiện nhiều và liên tục làm khách hàng nhớ đến thương hiệu nhưng đó không phải là cách tối ưu chi phí và đạt hiệu quả cao nhất. Doanh nghiệp cần có kế hoạch rõ ràng, chia theo từng giai đoạn và xác định nội dung truyền tải, đối tượng mục tiêu cho từng giai đoạn.

Ví dụ:

  • Giai đoạn 1: Tạo dựng hình ảnh tích cực và tăng thông tin về thương hiệu trên các kênh truyền thông, marketing online nhằm đảm bảo khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin về thương hiệu khi được nghe đến.
  • Giai đoạn 2: Tăng sự hiện diện của tên thương hiệu và logo thương hiệu trên nhiều nền tảng và tệp đối tượng mục tiêu lớn.
  • Giai đoạn 3: Thu gọn đối tượng mục tiêu và truyền tải thông điểm một cách cụ thể hơn.

Tăng phạm vi xuất hiện và tần suất xuất hiện thương hiệu / khách hàng

Khi bắt gặp hình ảnh hoặc tên thương hiệu 1-2 lần có thể khách hàng không hề chú ý. Nhưng nếu bắt gặp 3 lần trở lên, trong tâm trí khách hàng sẽ bắt đầu hình thành nhận thức về thương hiệu. Vì vậy phân tích về hành vi khách hàng mục tiêu để có kế hoạch xuất hiện phù hợp, làm khách hàng nhớ đến thương hiệu là rất quan trọng trong bất kỳ chiến lược xây dựng thương hiệu nào.

Thông điệp và hình ảnh dễ nhớ, súc tích

Bộ não của chúng ta thường không giỏi ghi nhớ những nội dung dài và thiếu cấu trúc. Vì vậy khi xây dựng thông điệp và hình ảnh về thương hiệu, yếu tố dễ nhớ, súc tích là yếu tố quan trọng cần được đặt lên trên hết.

Ưu tiên truyền tải dưới dạng hình ảnh và âm thanh

So với nội dung văn bản thì hình ảnh và âm thanh sẽ gây tác động mạnh mẽ hơn đến bộ não của chúng ta. Thiết kế hình ảnh ấn tượng, dựng video quảng cáo, tạo bài hát cho thương hiệu… là một số phương pháp thường được sử dụng trong marketing ngày nay.

Tại Vector chúng tôi đang phát triển toàn diện truyền thông, sử dụng đầy đủ các phương pháp để xây dựng thương hiệu không chỉ trên các kênh Marketing truyền thống, chúng tôi cung cấp dịch vụ toàn diện tại các kênh Marketing hiện đại giúp doanh nghiệp của bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu với chi phí tiết kiệm hơn.


Bài viết liên quan

TÌM HIỂU MÔ HÌNH MARKETING PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Marketing Tất Cả

TÌM HIỂU MÔ HÌNH MARKETING PHỔ BIẾN HIỆN NAY Các mô hình Marketing chỉ là

CÁCH ĐỂ TRIỂN KHAI SOCIAL MEDIA HIỆU QUẢ?

Marketing Tất Cả Xây Dựng Thương Hiệu

CÁCH ĐỂ TRIỂN KHAI SOCIAL MEDIA HIỆU QUẢ? Social Media Marketing là kênh tiếp thị

QUẢN TRỊ RỦI RO TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ

Quan Hệ Công Chúng (PR) Tất Cả

QUẢN TRỊ RỦI RO TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ Truyền thông mạng xã hội (SNS) đã

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *